Vifash - Tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2012 của Nhật Bản cho thấy niềm tin tiêu dùng của người dân đã được củng cố, bằng chứng là doanh số bán lẻ đang ngày càng tăng. Các nhà bán lẻ hàng may mặc nổi tiếng như Itochu, Marubeni, Ito-Yokado, UNY liên tục tung ra các chính sách để mở rộng các mặt hàng và mạng lưới các kênh mua sắm của mình. Mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản từ trước tới giờ vẫn là hàng xơ, sợi, vải và mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là hàng may mặc.
Số liệu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 3 năm 2012 cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Nhật là hơn 3 tỷ USD (tăng hơn 3%) so với cùng kỳ. So sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc và Việt Nam sang Nhật Bản ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu dệt may Trung Quốc không tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng kim ngạch nhập khẩu dệt may từ Việt Nam lại tăng cao (hơn 30%).
Số liệu xuất khẩu dệt may Việt Nam (trong đó có riêng thị trường Nhật Bản) quí I/2012:
Nguồn: Vinanet
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý I năm 2012 so với cùng kỳ
(Đơn vị: USD)
Nguồn: Tạp chí Dệt may và thời trang Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong qúy I năm 2012 đạt hơn 443,6 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Những mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh phải kể đến là sơ mi, áo jacket, váy và đồ lót…
Với uy tín từ trước cộng với trình độ tay nghề cao cùng nhiều lợi thế khác, Việt Nam vẫn là nguồn hàng tốt đối với Nhật Bản. Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng hàng may mặc của Nhật đang dần khởi sắc.
Ami